• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khủng hoảng vùng Vịnh: Sự chia rẽ làm suy yếu tất cả

(Chinhphu.vn) – Bày tỏ quan ngại về ‘cuộc khủng hoảng ngoại giao’ vùng Vịnh, ngày 2/7, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cảnh báo “sự không tin tưởng lẫn nhau và chia rẽ có thể làm suy yếu tất cả các bên liên quan cũng như toàn bán đảo Arab".

03/07/2017 11:24

Cho biết Đức không đứng về bên nào nhưng Ngoại trưởng Sigmar Gabriel nói cuộc khủng hoảng cũng ảnh hưởng tới lợi ích của Đức trong khu vực và kêu gọi các bên liên quan nên đối thoại nghiêm túc để chấm dứt căng thẳng.

Theo ông Sigmar Gabriel, điều này còn vì sự ổn định một khu vực vốn đang xảy ra nhiều khủng hoảng, căng thẳng và chiến tranh.

Đây là quan điểm mới nhất liên quan đến cuộc khủng hoảng nói trên kể từ ngày 5/6, khi Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập cắt đứt quan hệ với Qatar vì cho rằng Qatar ủng hộ khủng bố và can thiệp vào nội bộ các nước trong khu vực.

Trước đó, LHQ, các nước Nga, Mỹ, và một số nước khác đều cho rằng các bên liên quan cần tìm giải pháp giảm căng thẳng.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa các nước Arab với Qatar là cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất tại vùng Vịnh trong nhiều thập kỷ gần đây, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bất ổn gia tăng ở nơi đặt trụ sở của một số nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới - OPEC.

Đỉnh điểm của căng thẳng là ngày 22/6, Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập gửi cho Qatar một bản yêu sách gồm 13 điểm làm cơ sở cho việc bình thường hóa quan hệ trở lại, trong đó yêu cầu Qatar phải đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera, cắt đứt quan hệ với Iran và đóng cửa căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Qatar… Hạn cuối mà Qatar phải đáp ứng yêu sách trên là hết ngày 2/7.

Tuy nhiên, đến ngày 3/7, bốn nước nói trên “gia hạn” cho Qatar 48 giờ nữa.

Về “tối hậu thư” của 4 nước, Ngoại trưởng Qatar Abdulrahman al Thani cho rằng nó không nhằm giải quyết vấn đề khủng bố mà là sự xâm phạm chủ quyền và làm suy yếu Qatar.

Tuy nhiên, ông  Abdulrahman al Thani cũng tuyên bố Qatar sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán để thảo luận những yêu cầu của các nước láng giềng.

Thanh Phương (tổng hợp)