• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mỹ có thể hành động đơn phương tại Syria

(Chinhphu.vn) - Đại sứ Mỹ tại HĐBA LHQ, Nikki Haley cảnh báo Mỹ có thể có hành động đơn phương nếu HĐBA LHQ không đưa ra bất cứ phản ứng nào liên quan đến vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria.

06/04/2017 17:13
72 người thiệt mạng

TTXVN đưa tin, trong phiên họp ngày 5/4, Hội đồng Bảo An (HĐBA) Liên Hợp Quốc (LHQ) đã hoãn bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết do Anh, Pháp, Mỹ soạn thảo liên quan đến vụ tấn công nghi bằng vũ khí hóa học vừa xảy ra ở Syria làm ít nhất 72 người thiệt mạng, trong đó có 20 trẻ em và nhiều phụ nữ.

Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp, Đại sứ Anh và Pháp tại HĐBA LHQ cho biết các cuộc thảo luận về tình hình Syria vẫn đang diễn ra. Trong khi Đại sứ Anh Matthew Rycroft khẳng định ông không thể dự đoán được kết quả cuộc họp sắp tới, thì Đại sứ Pháp Francois Delattre bày tỏ sự lạc quan khi đánh giá các cuộc thảo luận diễn ra "trên tinh thần tốt đẹp" và "có cơ hội" cho sự đồng thuận.

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại HĐBA LHQ, Nikki Haley cảnh báo Mỹ có thể có hành động đơn phương nếu HĐBA LHQ không đưa ra bất cứ phản ứng nào liên quan đến vụ tấn công nói trên ở Syria.

Hiện tại, bộ ba Anh, Pháp, Mỹ chỉ trích quân đội Syria đã tiến hành vụ tấn công ở Idlib, Tây Bắc Syria, bất chấp chính quyền Tổng thống Syria Bashar Al-Assard phủ nhận việc can dự vào cuộc tấn công này.

Dự thảo nghị quyết do Anh, Pháp, Mỹ soạn thảo có nội dung lên án vụ tấn công và đề nghị tiến hành điều tra toàn diện sớm nhất có thể.

Dự thảo nghị quyết kêu gọi Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) nhanh chóng báo cáo kết quả điều tra vụ tấn công, đồng thời đề nghị Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres báo cáo hàng tháng về sự hợp tác của Chính phủ Syria liên quan cuộc điều tra quốc tế này.

Bất đồng

Trong khi đó, các nhà ngoại giao cho biết, cũng tại phiên họp ngày 5/4, Nga đã đưa ra một dự thảo nghị quyết đối lập mà nội dung trong đó hoàn toàn không đề cập đến yêu cầu Chính phủ Syria hợp tác với cơ quan điều tra vụ tấn công.

Trước đó, Nga chỉ trích dự thảo nghị quyết của Anh, Pháp Mỹ là nhằm chống Syria và có khả năng làm gia tăng căng thẳng tình hình chính trị và quân sự vốn đã phức tạp trong khu vực.

Nga khẳng định dự thảo nghị quyết của bộ ba nói trên thực tế là sự "thúc đẩy chính sách gây bất ổn" tình hình tại Syria, ngăn chặn việc thúc đẩy tiến trình đàm phán giữa các bên ở Syria vừa mới bắt đầu diễn ra.

Nga khẳng định lập trường nỗ lực giải quyết cuộc xung đột Syria và kêu gọi tất cả các bên liên quan có thái độ khách quan trong việc đánh giá tình hình cũng như hỗ trợ thúc đẩy tiến trình đàm phán giải quyết cuộc xung đột Syria và quét sạch khủng bố khỏi đất nước này.

Nga cho biết ngày 4/4, trong khuôn khổ chiến dịch chống khủng bố tại Syria, các máy bay quân đội Syria đã tấn công vùng ngoại ô phía Đông thị trấn Khan Sheikhoun do phe nổi dậy kiểm soát, phá hủy một xưởng sản xuất vũ khí hóa học của lực lượng nổi dậy.

Với quan điểm đối lập giữa bộ ba Anh, Pháp, Mỹ và Nga, nhiều khả năng HĐBA LHQ gồm 5 nước thường trực Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc khó có thể thông qua một nghị quyết về tình hình Syria hiện nay.

Đây cũng là nhận định của nhiều nhà ngoại giao tại HĐBA LHQ. Hãng tin AFP dẫn lời một quan chức ngoại giao cho rằng "cuộc bỏ phiếu sẽ không có kết quả tốt đẹp".

Theo kế hoạch, HĐBA LHQ sẽ tiếp tục nhóm họp sáng 6/4 và sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết nói trên.

Lên án

Trong một diễn biến liên quan, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới cùng ngày 5/4 đã lên án vụ tấn công được cho là bằng vũ khí hóa học tại tỉnh Idlib.

Phát biểu tại quảng trường St. Peter, Giáo hoàng Francis cho biết ông bị sốc khi nghe tin về vụ tấn công, khẳng định đây là "vụ thảm sát không thể chấp nhận". Giáo hoàng Francis đồng thời hoan nghênh hành động cứu trợ kịp thời đối với người dân Syria bị ảnh hưởng bởi khí độc bất chấp tình hình khó khăn và an ninh bất ổn tại đây.

Trong một tuyên bố của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), người đứng đầu liên minh quân sự này, ông Jens Stoltenberg, nhấn mạnh việc sử dụng khí hóa học trong các vụ tấn công là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời hối thúc điều tra làm rõ để đưa tổ chức, cá nhân đứng sau vụ việc ra ánh sáng.

Lãnh đạo nhiều nước châu Âu cũng lên tiếng phản đối vụ tấn công này. Từ Đức, Ngoại trưởng Sigmar Gabriel kêu gọi Nga thông qua dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vụ tấn công ở Idlib nhằm điều tra và đưa vụ việc ra ánh sáng. Tại Pháp, Tổng thống Francois Hollande bày tỏ sự phẫn nộ đối với hành động trên, cho rằng đây là "tội ác chiến tranh". Người đứng đầu Điện Elysee hối thúc cộng đồng quốc tế hành động chống tội ác này.

Với "ngôn từ mạnh mẽ nhất", Chính phủ Australia đã lên án vụ tấn công tại Idlib. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nhấn mạnh việc sử dụng loại vũ khí này là "bất hợp pháp và ghê tởm".

Trong khi Tổng Thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit mô tả việc tấn công và sát hại dân thường bằng phương thức này là "hành vi man rợ và tội ác lớn", đồng thời nêu rõ những tổ chức hay cá nhân đứng đằng sau vụ việc này sẽ bị luật pháp quốc tế trừng trị.

Trước đó cùng ngày 5/4, Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ quân đội Nga đã ghi nhận một vụ không kích của không quân Syria diễn ra vào ngày 4/4, với mục tiêu là các kho vũ khí và nhà máy sản xuất đạn dược nằm ở vùng ngoại ô phía Đông thị trấn Khan Sheikhoun  do phe nổi dậy kiểm soát. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết, những vũ khí hóa học được sản xuất tại nhà máy này từng được sử dụng tại Iraq và trước đó đã được lực lượng nổi dậy ở Aleppo sử dụng./.