• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngày này 10 năm trước: Hội nghị truyền hình trực tuyến đầu tiên của Chính phủ với 63 địa phương

(Chinhphu.vn) - Vào ngày này cách đây 10 năm, từ ngày 30/3/2009 đến 1/4/2009, Chính phủ lần đầu tiên đã chính thức triển khai phiên họp truyền hình trực tuyến với 63 địa phương cả nước.

30/03/2019 16:00

Toàn cảnh buổi Hội nghị trực tuyến tháng 30/3/-1/4/2009 của Chính phủ kết nối  63 tỉnh, thành phố.

Nhớ lại sự kiện có tính dấu mốc lịch sử diễn ra ngày này 10 năm trước, TS Nguyễn Công Hóa, nguyên Giám đốc Trung tâm Tin học VPCP, nguyên Phó Tổng Biên tập Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, hệ thống lại một số công việc về phương diện kỹ thuật công nghệ.

Về mặt pháp lý, tại Quyết định 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Văn phòng Chính phủ triển khai xây dựng Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến trên mạng diện rộng phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành và địa phương.

 Hơn 2 triệu tin về thành công của phiên họp đã được phát trên các trang, báo điện tử trong và ngoài nước, trong đó có khoảng 7.000 trang tin điện tử nước ngoài đưa tin, bình luận về sự kiện thành công của phiên họp Chính phủ Việt Nam thường kỳ tháng 3/2009, lần đầu tiên sử dụng công nghệ truyền hình trực tuyến qua mạng tin học.

Từ kinh nghiệm thi công quản lý vận hành hiệu quả Hệ thống giao ban trực tuyến hàng tuần của VPCP giữa Trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2007, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP thời điểm ấy là đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho Trung tâm Tin học VPCP là đơn vị vận hành hệ thống phần mềm, dữ liệu và đảm bảo an toàn an ninh mạng, chịu trách nhiệm chủ trì trình phương án kỹ thuật triển khai phối hợp với các đơn vị trong và ngoài cơ quan như Vụ Tổng hợp VPCP với vai trò đảm bảo nội dung phiên họp; Cục Quản trị VPCP đảm bảo hậu cần phiên họp; Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT), trong đó có Bưu điện Trung ương, đảm bảo đường truyền kết nối với các thiết bị đầu cuối tại các đầu cầu, Công ty VDC hỗ trợ xây dựng phần mềm quản lý văn bản điện tử; Cổng TTĐT Chính phủ vận hành hòm thư Công vụ và cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan truyền thông và nhân dân trong, ngoài nước.

Việc xây dựng hệ thống kỹ thuật được thử nghiệm hoạt động theo hai phương án. Sau khi phân tích kỹ hiệu quả của các phương án khi phục vụ cho các cuộc thử nghiệm, đặc biệt là sau ngày 27/4/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thường trực Chính phủ lần đầu tiến hành Hội nghị truyền hình trực tuyến với các Bộ, ngành, địa phương qua 8 điểm đầu mối, từ trụ sở Website Chính phủ 16 Lê Hồng Phong, Hà Nội, ngày 12/2/2009 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn phương án thi công theo đề nghị của Trung tâm Tin học.

Theo phương án được lựa chọn: Chính phủ đã quyết định chính thức đầu tư tại Phòng họp Chính phủ hệ thống Hội nghị, giao ban truyền hình của Chính phủ với mức hiện đại ngang tầm quốc tế đảm bảo tính an toàn và bảo mật tuyệt đối để đưa vào khai thác chính thức từ phiên họp tháng 3/2009. Với phương án này dự kiến sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng cho mỗi phiên họp.

Các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Lãnh đạo các địa phương trực tiếp sử dụng máy tính để trình bày báo cáo và thảo luận tại một phiên họp Chính phủ thường kỳ. Đặc biệt, nhờ hình thức họp trực tuyến, đây cũng là lần đầu tiên các Chủ tịch UBND các tỉnh được trực tiếp tham dự và quán triệt ngay các chủ trương, quyết sách điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tham gia thảo luận, xây dựng chương trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước từ ngay trụ sở họp của địa phương.

Họp trực tuyến sẽ từng bước thay thế cách họp truyền thống với rất nhiều dự thảo văn bản nếu in ra sẽ là hàng trăm trang giấy, thì nay các tài liệu, báo cáo dạng files điện tử được các địa phương, các Bộ, ngành chuyển về Văn phòng Chính phủ qua hệ thống thư điện tử do Cổng TTĐT Chính phủ quản lý vận hành. Từ đó các tài liệu điện tử này sẽ được sắp xếp, phân loại để tải về trung tâm dữ liệu, hiện hữu dưới dạng số hóa, rất thuận lợi cho các thành viên Chính phủ theo dõi, sử dụng báo cáo tại phiên họp. Mặt khác có thể phục vụ cho các cơ quan chuyên môn khai thác lại trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện các nghị quyết phiên họp của Chính phủ. 100% số tài liệu được chuyển qua hòm thư công vụ trên Cổng TTĐT Chính phủ đã được cung cấp kịp thời, đảm bảo tính bảo mật của tài liệu cho các thành viên Chính phủ sử dụng tại phiên họp quan trọng này.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khi đó là đồng chí Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác chuẩn bị cho cuộc Hội nghị truyền hình trực tuyến diễn ra sáng 27/4/2008 tại trụ sở Website Chính phủ. Ảnh Chinhphu.vn

Giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho phiên họp quan trọng này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Trung tâm Tin học, Cục Quản trị phối hợp với các đơn vị chức năng gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Bưu điện Trung ương,... bảo đảm vận hành tuyệt đối an toàn, kỹ thuật đường truyền, bảo mật để phiên họp trực tuyến lần đầu này đạt yêu cầu.

Tại phòng họp Chính phủ Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp cùng Giám đốc Trung tâm Tin học kiểm tra lại tính an toàn, đồng bộ các thiết bị ở các đầu mối kết nối phục vụ cho cuộc họp trực tuyến của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Để đảm bảo thành công cho phiên họp Chính phủ tháng 3/2009 có tính chất "lịch sử" kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ với tất cả Văn phòng UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước (từ 30/3 - 1/4/2009), công tác hậu cần kỹ thuật phục vụ cho phiên họp này đã phải tích cực triển khai với tiến độ cấp tập vừa thi công, vừa vận hành thử nghiệm:

Được sự phối hợp của Tổng Công ty viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Trung tâm Tin học cùng với các đơn vị CNTT ở các địa phương đã triển khai lắp đặt thiết bị máy tính tại phòng họp Chính phủ và các thiết bị đầu cuối tại các phòng họp của Văn phòng UBND 63 tỉnh, thành phố trước ngày 25/3 đảm bảo việc lãnh đạo các địa phương có thể trực tiếp bàn thảo những nội dung Chính phủ quan tâm tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng vào ngày 30/3.

Ngày 24/3/2009 Hội nghị trực tuyến về Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng chủ trì với 63 tỉnh, thành phố.

Ngày 25/3 Hội nghị trực tuyến với 20 tỉnh, thành phố lấy ý kiến thẩm định, hoàn chỉnh lần cuối Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì.

Giám đốc Trung tâm Tin học Văn phòng Chính phủ, TS Nguyễn Công Hóa trình bày về phương án kỹ thuật phục vụ phiên họp Chính phủ trực tuyến. Ảnh Chinhphu.vn

Ngày 26/3/2009 , VPCP triển khai tập huấn cho Giám đốc Công nghệ thông tin của các Bộ về quy trình vận hành phòng họp điện tử của Chính phủ. Các đầu mối kết nối trực tuyến từ Phòng họp chính tại Trụ sở Chính phủ với Văn phòng UBND các địa phương đã được kiểm tra, bảo đảm thông suốt. Tại buổi tập huấn, Giám đốc Trung tâm tin học Văn phòng Chính phủ chủ trì, các Giám đốc về công nghệ thông tin của các Bộ, ngành đã được các đơn vị kỹ thuật giới thiệu, hướng dẫn quy trình khai thác máy tính tại nơi sẽ tổ chức phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2009.

Giám đốc công nghệ thông tin của các Bộ, ngành tham gia buổi tập huấn. Ảnh Chinhphu.vn

Ngày 27/3/2009, cũng tại phòng họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng họp trực tuyến với lãnh đạo 3 tỉnh: Ninh Bình, Quảng bình và Thừa Thiên Huế

Ngày 30/3/2009 Chính phủ khai mạc phiên họp thường kỳ tháng 3/2009 theo hình thức trực tuyến với 63 tỉnh và kéo dài đến ngày 1/4/2009. Tài liệu, báo cáo được bố trí hiển thị trên máy theo hướng tạo thuận lợi nhất cho các thành viên Chính phủ. Như vậy, lần đầu tiên tại một phiên họp Chính phủ thường kỳ, không còn xuất hiện những tập báo cáo giấy những tài liệu giờ tồn tại chủ yếu dưới dạng số hóa.

Công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí, truyền tải và phổ biến nhiều thông tin hơn đến các cấp chính quyền một cách nhanh chóng là những ưu điểm nổi bất nhất của hình thức tổ chức họp trực tuyến như thế này đem lại. 

Tại buổi Họp báo sau khi phiên họp thành công, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP cũng như các thành viên Chính phủ đều sử dụng máy tính kết nối với cơ sở dữ liệu của phiên họp. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc cho biết lần đầu tiên Chính phủ thực hiện hình thức họp này đã tạo thuận lợi cho các thành viên Chính phủ cũng như Chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngay tại trụ sở của mình theo dõi và tham gia thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội Chính phủ đang tập trung chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đây chính là sự triển khai lộ trình thực hiện Chính phủ điện tử và là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đặt dấu mốc lịch sử về hoạt động của Chính phủ chuyển từ phương thức hội họp truyền thống sang hình thức trực tuyến trên mạng diện rộng.

Từ hiệu quả của phương thức họp trực tuyến, ngày 2/12/2009, thông qua mạng tại điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc đàm thoại qua hệ thống truyền hình trực tuyến với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban-Ki-Mun tại New York (Hoa Kỳ) và lãnh đạo một số quốc gia về chủ đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

Giờ đây, sau 10 năm nhìn lại đã chứng minh  sự đúng đắn về quyết tâm rất cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ trong việc triển khai phương án đầu tư hệ thống Hội nghị trực tuyến hiện đại, kịp thời. Nhờ đó đã tạo ra bước đột phá ứng dụng CNTT trên phạm vi cả nước.

Hệ thống và phương thức hội họp trực tuyến đã phát huy hiệu quả to lớn cả về vật chất lẫn tài chính, đồng thời nâng cao tính nhanh nhạy, kịp thời và tiết kiệm trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cũng như ở các cấp chính quyền địa phương./.

TS Nguyễn Công Hóa

(Nguyên GĐ Trung tâm Tin học VPCP kiêm Phó Tổng Biên tập Cổng TTĐT Chính phủ)